I. Tình Hình Nước Ta Sau Cách Mạng Tháng Tám
1. Cách Khó Khăn Về Chính Tri, Kinh Tế, Văn Hoá- Xã Hội:
a. Về Chính Trị
Từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn tay sai tiến hành các hoạt động gây hấn nhằm lật đổ chính quyền của ta
Từ vĩ tuyến 16 trở vào nam, quân Anh nối giáo cho quân Pháp hòng tạo điều kiện để chúng quay lại xâm lược nước ta lần thứ 2.
Bọn phản cách mạng, tay sai nhân cơ hội ngóc đầu dậy chống phá
Do mới thành lập nên chính quyền cách mạng của chúng ta còn quá non trẻ..
b. Kinh Tế - Tài Chính:
Nạn đói 1945 chưa được khắc phục triệt để
Ngân sách trống rỗng, ta chưa thể quản lý triệt để ngân hàng Đông Dương
c. Văn Hoá - Xã Hội:
Hơn 90% dân số mù chữ, di sản Văn hoá lạc hậu nặng nề
Từ đó kết luận, tình cảnh nhà nước ta lúc này đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc
II. Bước Đầu Xây Dựng Chính Quyền Cách Mạng, Giải Quyết Nạn Đói, Dốt Và Khó Khăn Về Tài Chính[size=10]
[size=13]1. Xây Dựng Chính Quyền Cách Mạng
6/1/1946, ta bầu cử Quốc hội, bầu Hội đồng nhân dân các cấp
Tháng 3/1946, Quốc hội thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Bác Hồ đứng đầu . Ban hành hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ta (Hiến pháp 1946)
5/1946 Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời
2. Giải Quyết Nan Đói:
Điều hoà lúa gạo, Bác Hồ kêu gọi tinh thần "nhường cơm sẻ áo" Hũ gạo cứu đói, tăng gia sản xuất, giảm tô thuế 25%, cuối 1945, nạn đói đc đẩy lùi
3. Giải Quyết Nạn Dốt
8/9/1945, thành lập Nha bình dân học vụ, nhà nước kêu gọi nhân dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ
Đến cuối 1946, cả nước có 76.000 lớp học, xóa mù chữ cho 2.5 triệu người, nội dung phương pháp giáo dục được đổi mới theo tình thần dân tộc và dân chủ
4. Giải Quyết Khó Khăn Về Tài Chính:
Kêu gọi nhân dân đóng góp "Quỹ độc lập", "Tuần lễ vàng". Kết quả thu được là 370kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu vào Quỹ đảm vụ quốc phòng
11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền giấy Việt Nam (chi tiết này các bạn cần nhớ nè, lỡ như có hỏi thì biết đường mà trả lời nha)
[size=16]III. Đấu Tranh Chống Ngoại Xâm, Nội Phản, Bảo Vệ Chính Quyền Cách Mạng
[size=13]1. Kháng Chiến Chống Pháp Trở Lại Xâm Lược Ở Nam Bộ
Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta lần 2
Dưới tinh thần yêu nước, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã kiên quyết chống trả quân xâm lược khiến cho chúng gặp nhiều tổn thất và khó khăn, cả nước cùng chi viện cho Nam và Nam trung bộ cùng kháng chiến chống quân xâm lược
Kết quả ta ngăn chặn được chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, góp phần bảo vệ chính quyền Cách mạng
2. Đấu Tranh Với Trung Hoa Dân Quốc Và Bọn Phản Cách Mạng
Ta chủ trương hoà hoãn, tạm tránh gây xung đột với THDQ
Về chính trị, ta nhường chúng 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế Bộ trưởng và 1 ghế phó chủ tịch nước (Do Nguyễn Hải Thần ngồi, về sau các bạn sẽ được biết đây là nước cờ cao siêu của Bác Hồ với con rối này đấy nhé)
Về kinh tế, ta cung cấp cho chúng một phần lúa gạo, lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông và cho lưu hành tiền Trung Quốc
Với bọn tay sai, ta kiên quyết trấn áp, vạch trần và trừng trị chúng theo pháp luật.
* Ý Nghĩa:
Hạn chế tối đa sự chống phá của quân Tưởng
Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của chúng
Tránh được xung đột với nhiều kẻ thù
3. Hoà Hoãn Với Pháp Nhằm Đẩy Quân THDQ Về Nước
* Hoàn Cảnh:
28/2/1946 Pháp ký với THDQ Hiệp ước Hoa-Pháp, nhằm đưa quân Pháp ra bắc thay quân THDQ giải giáp quân Nhật. Lúc này nước ta có hai con đường đó là Cầm súng chiến đấu khi Pháp đem quân ra bắc hoặc hoà hoãn với Pháp. Trước tình hình đó, TW Đảng đã chọn giải pháp "Hoà để tiến", ngày 6/3/1946, Bác Hồ ký với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ
* Nội Dung Hiệp Định Sơ Bộ (mình tóm gọn những ý chính nhé)
Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng nằm trong khối Liện hiệp Pháp
Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ta bắc thực hiện nhậm vụ giải giáp quân Nhật và số quân này sẽ rút dần trong 5 năm
Quân đội hai bên ngừng xung đột để đi đến đàm phán chính thức
* Ý Nghĩa
Với Hiệp định Sơ Bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng lúc, đẩy đc THDQ về nước, có thời gian để chuẩn bị lực lượng, buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam đã là một quốc gia tự do
Từ những tình hình trên, quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng, trước tình hình đó, Bác Hồ tiếp tục ký với Pháp Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế để có thời gian chuẩn bị về lực lượng.
[/size][/size][/size][/size]
[/size]