Phân tích Hạnh phúc của một tang gia.
Bài làm
Toàn bộ tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một bức ký hoạ về một gia đình thuộc tầng lớp gọi là thượng lưu xã hội, chạy theo trào lưu văn minh Âu hoá, đầy dẫy sự giả trá, lừa bịp, hiếu danh, vụ lợi, một quái thai, sản phẩm của cái xã hội thực dân nửa phong kiến trước 1945. “Số đỏ” là một tác phẩm trào phúng kiệt suất của dòng văn học hiện thực phê phán. Chương XV “Hạnh phúc của một tang gia” là một màn hài kịch đặc sắc xoay quanh cái đám ma của cụ Tổ của một gia đình thượng lưu trí thức tiêu biểu cho phong trào văn minh Âu hoá dưới ánh sáng của lối khai hoá thực dân.
Bút pháp đọc nhất mà Vũ Trọng Phụng sử dụng là trào phúng. Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật diễn tả đời sống bằng cáchphơi bày những mặt trái ngược, đói lập với nhau khác hẳn về tính chất và bản chất. Đó có thể là sự mất cân đối, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, biểu hiện bề ngoài trái với thực chất bên trong, mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và hình thức làm bật ra tiếng cười có tính chất phán xét.
Mục đích của trào phúng có thể nhằm đả kích, triệt hạ kẻ thù, phê phán những thói hư tật sấu, cũng có thể chỉ là giải trí. Đặc trưng của nó là gây cười cười vui thoải mái, cười cay độc và cũng có khi cưòi ra nước mắt. Văn học trào phúng đã thành hẳn một dòng bề thế và dày dặn trong lịch sử văn học Việt Nam với cả một kho truyện cười vô tận của dân gian, của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và sau này là Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng.
“ Số đỏ” chưa đạt tới cung bậc đánh một đòn chết tươi vào kẻ thù của nhân dân, chưa trực tiếp đề cập tới mâu thuẫn chính của thời đại mà mới chỉ dừng lại bức kí hoạ về cái xã hội nhố nhăng của trào lưu văn minh Âu hoá. Tiếng cười của Số đỏ cũng như ở chương XV nay là tiếng cười ở cung bậc chế diễu bóc trần, lộn trái những cái sấu xa, đê tiện, nhố nhăng, vô đạo đức che đậy bằng một cái vỏ hào nhoáng, văn minh, để từ đó giúp người đọc nhìn thấy cái bệnh hoạn của xã hội về văn hoá và đạo đức dưới thời nửa phong kiến.
Ngay cái tiêu đề đã nói lên sự trái khoáy của sự việc: Hạnh phúc của một tang gia. Quả là một sự ngược đời. Quan hệ giữa người sống đối với người chết chắc chắn phải có một cái gì uẩn khúc. Quả vậy, cụ Tổ có một gia tài kếch xù, cụ di chúc sẽ chia cho con chắu chỉ khi nào cụ qua đời. Song con chắu cụ trọng tiền hơn tình nên chúng buồn khi cụ sống dai, chúng mừng thấy cụ tắt thở. Mà cụ sống dai thật, con chắu cụ phải nhờ cậy bàn tay của Xuân Tóc đỏ ( một thằng cha vơ chú váo, nhặt ban ở sân quần vợt, từng đi bán thuốc dạo thuộc lầu lầu bài quảng cáo về thuốc chữa lậu, thối tai hôi nách, được các thành viên trong gia đình Cụ Tổ dùng làm lá bài để lừa bịp lẫn nhau nhằm vụ lợi nghiễm nhiên trở thành trí thức, thành ông Đốc tờ Xuân danh giá, thậm chí, thành cháu rể nếu Xuân Tóc Đỏ rộng lòng chiếu cố) làm cho cụ chóng chết bằng cách bảo cho cụ Tổ biết chuyện chắu gái yêu của cụ- cô Hoàng hôn- làm cho ông Phán chắu rể cụ mọc sừng. Cụ Tổ uất chết thật. XUân Tóc Đỏ đã lập công xuất sắc và được sự kính nể của các thành viên trong gia đình. Cụ Tổ chết thì cái bản di chúc kia dĩ nhiên kết thúc cái thời kì lý thuyết suông mà bước sang thời kì thực hiện. Bởi thế, tang gia làm sao không hạnh phúc cho được.